DANH MỤC SẢN PHẨM
video clip
Fanpage Facebook
Chi tiết Tin tức
Xuất siêu nông, lâm thủy sản 10 tháng đạt 7,7 tỷ USD
Ngày đăng :05-11-2022 01:30:52 PM - Đã xem :153
29/10/2022) Xuất siêu nông, lâm thủy sản 10 tháng đạt 7,7 tỷ USD
Việt Nam đã có 8 sản phẩm, nhóm sản phẩm đạt giá trị xuất khẩu trên 2 tỷ USD gồm: Cà phê, cao su, gạo, rau quả, điều, tôm, cá tra, sản phẩm gỗ.
Nhân điều là một trong 8 sản phẩm đạt giá trị xuất khẩu trên 2 tỷ USD trong 10 tháng năm 2022. (Ảnh minh hoạ: IT) |
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong 10 tháng năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu nông, lâm, thuỷ sản đạt khoảng 82,1 tỷ USD, tăng 10,2% so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, giá trị xuất siêu nông, lâm, thủy sản trong 10 tháng đạt khoảng 7,7 tỷ USD, tăng 83,7% so với cùng kỳ năm 2021.
Chỉ riêng trong tháng 10/2022, kim ngạch xuất khẩu ước trên 4,5 tỷ USD, tăng 13,5% so với tháng 9/2022; trong đó, nhóm nông sản chính trên 2,1 tỷ USD, lâm sản chính gần 1,3 tỷ USD, thủy sản 900 triệu USD và chăn nuôi 35,3 triệu USD…
Tính chung 10 tháng, kim ngạch xuất khẩu ước trên 44,9 tỷ USD, tăng 14,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu nhóm nông sản chính trên 18,8 tỷ USD, tăng 7,2%; lâm sản chính khoảng 14,4 tỷ USD, tăng 10,7%; thủy sản đạt 9,4 tỷ USD, tăng 32,7%; chăn nuôi 326,9 triệu USD, giảm 8,7%; đầu vào sản xuất gần 2,0 tỷ USD, tăng 45,3%.
Đến nay, Việt Nam có 8 sản phẩm/nhóm sản phẩm đạt giá trị xuất khẩu trên 2 tỷ USD gồm: Cà phê, cao su, gạo, rau quả, điều, tôm, cá tra, sản phẩm gỗ.
Nhiều mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu cao hơn cùng kỳ năm trước như: Cà phê gần 3,3 tỷ USD (tăng 33,4%); cao su 2,8 tỷ USD (tăng 11,2%); gạo trên 2,9 tỷ USD (tăng 7,4%); hồ tiêu 829 triệu USD (tăng 4,7%); sắn và sản phẩm sắn 1,1 tỷ USD (tăng 16,5%), cá tra trên 2,1 tỷ USD (tăng 76,5%), tôm 3,8 tỷ USD (tăng 20,3%), gỗ và sản phẩm gỗ 13,5 tỷ USD (tăng 11,4%); phân bón các loại 961 triệu USD (gấp 2,5 lần)
Bên cạnh đó, một số mặt hàng giảm giá trị xuất khẩu như: Nhóm hàng rau quả gần 2,8 tỷ USD (giảm 6,5%), hạt điều gần 2,6 tỷ USD (giảm 15,3%), sản phẩm chăn nuôi 326,9 triệu USD (giảm 8,7%)…
Một số sản phẩm có giá xuất khẩu bình quân tăng so với cùng kỳ năm trước như: Phân bón các loại giá bình quân khoảng 616 USD/tấn, tăng 72,7%; hạt tiêu khoảng 4.372 USD/tấn, tăng 26,9%; cà phê khoảng 2.301 USD/tấn, tăng 20,6%…
Đặc biệt, giá xuất khẩu sang gạo sang tháng 9 bắt đầu tăng nhẹ so với tháng 8 nhưng tính bình quân thì giá đạt khoảng 484 USD/tấn, giảm 8,3% so với cùng kỳ năm trước. Giá hạt điều cũng giảm 4,3%, còn khoảng 5.995 USD/tấn.
Trong 10 tháng, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất, đạt trên 11,4 tỷ USD (chiếm 25,4%); đứng thứ 2 là thị trường Trung Quốc khoảng 8,3 tỷ USD (chiếm 18,5%); thứ 3 là thị trường Nhật Bản với giá trị xuất khẩu đạt 3,5 tỷ USD (chiếm 7,8%); thứ 4 là thị trường Hàn Quốc với giá trị xuất khẩu đạt trên 2,1 tỷ USD (chiếm 4,7%).
Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hạn hán tại Trung Quốc ảnh hướng đến sản xuất là cơ hội cho xuất khẩu nông sản sang thị trường này. Bên cạnh đó, lạm phát tại châu Âu, chiến sự tại Ukraine, biến đổi khí hậu làm trầm trọng vấn đề về an ninh lương thực, EU đã xây dựng kế hoạch “Làn đường đoàn kết" để thuận lợi cho việc giao thương nên xuất khẩu sang thị trường châu Âu dần chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, yêu cầu của nhà nhập khẩu vào châu Âu ngày càng cao, chi phí logitics lớn...
Đối với thị trường Hoa Kỳ, trong tháng 10/2022, quả bưởi tươi là loại trái cây thứ 7 của Việt Nam được phép nhập khẩu vào thị trường này một số loại trái cây khác như dừa, sầu riêng vẫn được xuất khẩu sang Hoa Kỳ, nhưng dưới dạng sản phẩm đông lạnh.
Về kim ngạch nhập khẩu, tính chung 10 tháng, nhập khẩu các mặt hàng nông, lâm, thuỷ sản ước trên 37,2 tỷ USD, tăng 5,8% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, giá trị nhập khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt trên 22,7 tỷ USD, tăng 2,9%; nhóm hàng thủy sản ước trên 2,3 tỷ USD, tăng 40,6%; nhóm lâm sản chính 2,7 tỷ USD, tăng 7,4%; nhóm sản phẩm chăn nuôi gần 2,7 tỷ USD, giảm 5,2%; nhóm đầu vào sản xuất ước 6,7 tỷ USD, tăng 11,3%.
Khu vực châu Á chiếm 30,4% và là thị phần nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam. Thứ 2 là châu Mỹ chiếm 25,5%, châu Đại dương chiếm 7,3%, châu Âu chiếm 4,3% và châu Phi chiếm 3,4%. Argentina, Hoa Kỳ, Trung Quốc là 3 thị trường cung cấp hàng nông, lâm, thủy sản lớn nhất cho Việt Nam.
Hồng Kiều (Vietnam+)
Nguồn: Vietnam+/ TTXVN
Bài viết khác
- Thương hiệu quốc gia Việt Nam đang được khẳng định trên trường quốc tế (02.11.2022)
- 5 loại hạt tốt cho người bệnh tiểu đường (02.11.2022)
- Nga tấn công Ukraine (25.02.2022)
- Dự án “ma” tái bùng phát, tăng cấp độ (14.12.2020)
- Hacker đang phát tán hàng triệu tài khoản Facebook người Việt (12.12.2020)
- Cao Sao Vàng Việt Nam càn quét thị trường Hàn và Nhật, giá trên trời vẫn cháy hàng liên tục (23.11.2020)
- Đường sắt tung 7.620 vé tàu giảm giá 50% (10.11.2020)
- Cận cảnh robot đào hầm nặng 850 tấn của Metro Nhổn - ga Hà Nội về đến Việt Nam (10.11.2020)
- Bão số 9 rất nhanh và mạnh, Thủ tướng nêu 5 nhiệm vụ cấp bách cần làm (26.10.2020)
- Gía điều tại thị trường nội địa chững lại tuần đầu tháng 10 (26.10.2020)